CLB quản lý nghiệp
Thống kê truy cập
Tin tức
Chủ nhật, ngày 13/01/2013 14:16 PM
Từ bệnh nhân trở thành thầy thuốc
Trong một lần đi dân vận, quanh vùng đóng quân có một cụ người dân tộc . thấy tôi có dáng đi cụ bảo chú bị bệnh tôi hỏi cụ biết cháu bị bệnh ? cụ bảo nhìn mày đi tao biết

Từ bệnh nhân trở thành thầy thuốc

Hoà bình lập lại theo học ở các trường văn hoá ở địa phương, tháng 8 năm 1966 trúng tuyển vào trường Trung cao cơ điện thuộc Bộ thuỷ lợi theo học tại Vĩnh Phúc . Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc; ngày 30/4/1968 theo tiếng gọi của tổ quốc xếp bút nghiêng lên đường tham gia chiến đấu, đơn vị thuộc tiểu đoàn 25 sư đoàn 312 . Sau thời gian huấn luyện tới tháng 6/1969 tham gia chiến đấu tại mặt trận Lào . Qua 3 chiến dịch đến tháng 7/1971 ra miền bắc tập huấn , được điều đi học tại trường quân chính quân khu 4 ; đến tháng 10/1972 chiến dịch quản trị trong lúc ác liệt nhất tôi được điều động vào để giữ thành cổ Quảng Trị , được điều về làm chính trị viên trưởng Đại đội 1 , Tiểu đoàn 7, trung đoàn 209, sư đoàn 312 . Đơn vị được chốt giữ tại điểm cao 32 bên kia sông Thạch Hãm; Trong cuộc tấn công chiếm chốt của địch tôi bị thương ngày 10/01/1979 , chỉ cách ngày ký hiệp định Parri có 7 ngày, tôi được đưa ra điều trị tại quân y viện 112 quân khu 4 ; sau chuyển thẳng ra bệnh viện 107 quân khu 3 để mổ lấy mảnh đạn ở đầu và ở mặt ; Khi vết thương đã tạm ổn được đưa về điều dưỡng tại đoàn sĩ quan quân khu Tả Ngạn; Từ tháng 4/1973 - 10/1973 sau được điều đi học lớp chính trị do quân khu mở; khi bế giảng tôi được đưa về tỉnh đội Hải Dương .

Cơ nguyên biết đến y học cổ truyền là do chính bản thân bị bệnh, cuối tháng giêng năm 1976 ( tức dịp tết nguyên đán ) được nghỉ tết cùng gia đình tại nhà, đúng trưa ngày 30 tết gia đình làm cơm cúng tất niên, sau khi thu xếp mọi việc xong, bố tôi gọi lên để ăn cơm thì một cơn đau từ đâu ập tới, suốt từ ngang thắt lưng chạy xuống một bên chân, như có hàng trăm mũi kim đâm vào liên tục , có lúc tưởng trừng như vỡ cả cơ bắp ra , gia đình lấy dầu nóng xoa bóp, xong đều vô hiệu, khi ăn cơm ta phải nằm để xúc ăn. Buổi chiều cơn đau mới tạm màn , tôi lấy xe đùn tự về gia đình . Sau nằm nghĩ lại thì cơn đau này không phải tới bất chợt mà cách đó gần một năm phía chân trái bị đau bây giờ cảm giác cứ buồn mỏi, khi ngủ phải kéo chiếc ba lô gác chân vào thì thấy thoải mái . Khi trả phép về đơn vị tôi đi điều trị tại viện quân y 7 ngay, qua khám bác sĩ kết luận: Viêm dây thần kinh toạ, được đưa vào khoa đông y để điều trị. Qua 2 tháng với đủ các liệu pháp, trâm cứu, thuỷ trâm, là điện, đốt điện, giác, trích, hàng ngày hộ lý đưa xuống 2 ca thuốc sắc sẵn , cứ như vậy kết thúc sau 2 tháng , bệnh tình không có tiến triển.

Sau khi ra viện về đơn vị một thời gian ngắn tôi lại xin đi tiếp viện 108 kéo dài thêm 2 tháng cũng với liệu trình ở khoa đông y, bệnh không có dấu hiệu lùi. Sau khi ra viện tôi xin chuyển thẳng sang viện đông y trung ương , nơi tập trung các thầy thuốc giỏi trong lĩnh vực y học cổ truyền thêm 3 tháng nữa , khi kết thúc điều trị tại các tuyến trở về đơn vị vẫn với dáng đi vắt vẻo nhưng có phần thuyên giảm đi một chút . Từ năm 1976-1979 ngoài điều trị tại các bệnh viện tôi còn đến các hiệu thuốc bắc nơi tôi đóng quân qua những lần thuyên chuyển , cắt rất nhiều lần nhưng bệnh vẫn vô hiệu ; khi đi ngủ thì thấy mình không có bệnh , nhưng mở mắt ra là biết mình đeo bệnh, cái đau cái nhức chuyền miên trong gân cốt, đã có những lúc tôi tiêu cực với căn bệnh quái ác này, nghĩ rằng không thể nào khỏi được . Qua nhiều lần thuyên chuyển đơn vị tôi được đóng quân tại huyện Như Xuân - Thanh Hoá , khu vực này thuộc vườn sinh thái Bến En nơi mà nguồn sinh vật gần như còn nguyên vẹn, hoang sơ . Trong một lần đi dân vận, quanh vùng đóng quân có một cụ người dân tộc . thấy tôi có dáng đi cụ bảo chú bị bệnh tôi hỏi cụ biết cháu bị bệnh ? cụ bảo nhìn mày đi tao biết . Chủ nhật tới lên nèn với tao, tao tìm thuốc cho . Đúng chủ nhật sau tôi sắp xếp lương thực, nước uống , giao rừng, dây leo đi cùng với cụ lên núi đá , khi trở về được một bao cây thuốc , theo hướng dẫn của cụ , tôi thái phơi, sao tẩm , mua rượu về để ngâm, thuốc có loại thuốc ngâm, có loại thuốc sắc, dược liệu hoàn toàn khác nhau ; nhưng cụ bảo cứ dùng thuốc ngâm rượu đã để áp dụng thử từng thứ một , sau khi uống 2 tháng thì tôi hoàn toàn không còn đau nhức nữa , dáng đi hoàn toàn cân bằng. Nhưng đến lúc bấy giờ tôi chưa tin hẳn là thuốc đã khỏi hay cả một quá trình nằm viện, cắt thuốc bắc khắp nơi bây giờ ngấm mới khỏi .

Nhưng không phải gần một năm sau khi tôi nghỉ phép tại nhà thấy thằng cháu hàng xóm phía trước nhà tên là Nguyễn Văn Hiên lúc đó cháu mới có 16 tuổi , thấy cháu đi không vững phải lấy xe đạp làm chỗ dựa , tôi hỏi vợ tôi vợ tôi bảo cháu nó đi đánh củi bị sún lưng , buổi chiều tôi qua nhà cháu bảo cháu nằm xuống để tôi xem , tôi ấn vào các chỗ trước đây tôi bị đau lúc đó tôi chưa hiểu gì về huyệt đạo , nhưng sau này khi tìm hiểu thì tôi biết đó là những huyệt : Thừa Phù, Âm Môn, Uỷ Trung, thừa sơn , huyền trung, thiên tông . Tôi bảo với mẹ cháu để hết phép tôi vào đơn vị vì số dược liệu cũ tôi còn , tôi gửi về cho cháu qua bưu điện, năm đó là năm 1980. Đợt phép năm sau tôi trở về và thấy cháu hoàn toàn khoẻ mạnh, từ chỗ phải bỏ học cháu lại đi học tiếp , hiện nay cháu đang công tác tại một công ty dược trên Hà Nội điện thoại của cháu 0904257113.

Từ sau hai con bệnh của tôi và của cháu Hiên lúc đó tôi mới thấy thuốc nam ta thật là hay, thật là quý . Đi trên đường đời tôi tiếp tục tìm tòi, đọc sách như : Sách bác sĩ Đỗ Tất Lợi, sau tìm sách của cụ Tuệ Tĩnh càng thấm thía hơn khi cụ tổ nghề thuốc nam nói : "Nam dược trị nam nhân " . Cụ là ông tổ của nghề thuốc nam, hiện nay đền thờ cụ được lập tại xã Cẩm Văn huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương .

Trong cách chữa bệnh của đông dược, có hai loại thảo dược đất nước ta đến nay theo các tài liệu nhập khẩu trên 70% dược thảo của Trung Quốc , nguồn nhập khẩu này chủ yếu đi theo đường tiểu ngạch, phần dược liệu trong nước khai thác rất hạn chế , chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các loại thảo dược đang lưu hành .

Theo các sách cổ phương của cụ Hải Thượng , có hàng ngàn , hàng vạn bài thuốc chữa bệnh và bồi bổ khác nhau , nhưng phần lớn dùng thảo dược của Trung Quốc . Suy cặn kẽ ra thì thấy các bài thuốc cổ phương có cả ngàn cả vạn, tại sao các lương y từ bắc trí nam đã đúc rút và điều trị nhiều năm tăng giảm liều vị xong bệnh phong vẫn không kết quả . Điều quan trọng nhất ở đây không phải điều đó , hàng trăm loại thảo dược được nhập ngoại hiện nay các thứ này không được như cách đây hàng trăm năm ; người trung quốc cũng khai thác tự nhiên như ta , thảo dược được khai thác tự nhiên dược liệu mới tốt ; một cây thảo dược mọc hoang giã như: Sâm, quy, thục , dược có tuổi đời hàng trục năm người ta mới thu hái được thì sao chả khỏi bệnh, nhưng hiện nay chỉ vài tháng theo thời vụ, kích thích hoá chất, phân bón cho đất, phân bón qua lá , tất cả những thứ đó làm mất tính tự nhiên của thảo dược , các tinh chất kết hợp ánh nắng mặt trời , muối khoáng của lòng đất đều bị giảm thì lấy đâu mà tốt .

Còn cây thuốc nam của ta thì sao? Cả ngàn đời nay vẫn vậy , vẫn vào nèn vào núi, cắt chặt từ dây đau xương, từ cây tứ phong đằng, hải phong đằng, huyết đằng, ruột gà, mặt quỷ, dung dúc có độ tuổi hàng trăm năm . Bởi vậy các tinh dược của thuốc không có sự thay đổi .

Quá trình điều trị cho bản thân và hàng ngàn bệnh nhân sau này tôi đúc rút ra một điều thật tâm đắc , thuốc nam ta đánh giặc cực mạnh , từ năm 1990 khi nghỉ hưu, tôi càng có thời gian học hỏi sâu hơn về các bệnh của người việt , việt nam ta nằm trong vùng ôn đới gió mùa , sự chênh lệch về nhiệt độ, độ ẩm , không khí quá cao , chính xuất phát từ đó người mắc chứng phong hàn quá đông, nhẹ thì tê bì , nặng thì mỏi buốt rất khó khăn cho bệnh nhân trong lao động và sinh hoạt .

Quá trình điều trị bệnh thứ 2 trong đời sống mắc nhiều là : Dạ dày, đường ruột cũng làm giảm sức khoẻ lao động của bệnh nhân . Vì nằm trong vùng luôn biến động khí hậu của 4 mùa , có một bệnh nữa trong đời sống miền núi thường gặp : Các cháu sơ sinh vùng Quảng Ninh, vùng trung du thường mắc phải là bệnh mở khoá đầu , trong các sách y văn không thấy ghi bệnh này . Biểu hiện lâm sàng của cháu là bỏ bú, ngủ li bì , màu da lúc tím lúc vàng , nếu để quá thời  hạn sẽ nguy hại đến tính mạng cháu , rất ít thầy thuốc có cách chữa bệnh này .

Không hiểu do sinh hoạt ăn uống hay ro môi trường hiện nay bệnh tắc sữa bà mẹ mới sinh hoặc đang nuôi con cũng khá phổ biến gây sự tốn kém và vất vả cho các bà mẹ.

Để hiểu sâu hơn trong những lĩnh vực y học cổ truyền niên khoá 2006-2007 tôi đã theo học một lớp nâng cao đào tạo chuyên sâu về y học do các bác sĩ đông y chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 giảng dạy, nhà trường còn mời thêm các giáo sư chuyên ngành về giảng những kiến thức cơ bản về lý luận và chuẩn trị của cả hàng ngàn đời được đúc rút qua sách vở và qua các thầy để hậu thế sau này dựa vào phát huy và kế thừa, để biết kết hợp đông và tây y , cộng bồi bổ vi chất vi lượng của thực phẩm chức năng thì bệnh nhân càng đạt hiệu quả tích cực .

Liên hệ :  Nguyễn Tiến Mau, Sinh ngày : 26/3/1950

      Hội viên hội đông y Việt Nam

    

     Địa chỉ : Thôn An Bộ , xã Hiệp Hoà, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương .

     Điện thoại: 0320.3.823.906  Di động: 01646271262

             

 

Các tin cũ hơn:
 
Hội viên đóng góp

DANH SÁCH ĐÓNG GÓP TỪ THIỆN THÁNG 5/2020

DANH SÁCH TỪ THIỆN:

STT

HỌ VÀ TÊN

ĐỊA CHỈ

NGHỀ NGHIỆP

SỐ TIÊN

1

NGUYỄN KIM KHANG

TPHD

NHÂN VIÊN NAM VIỆT

50000

2

LÊ THANH BÌNH

NINH GIANG - HD

CTY NAM VIỆT

100000

4

CAO THIÊN TRÍ

TPHD

BÁN TĂM

20000

5

TRƯỜNG DUYÊN

TPHD

CTY NĂM VIỆT

850000

6

PHẠM THỊ NGỌC

CHÍ LINH - HD

CTY NAM VIỆT

200000

8

MAI THANH HƯƠNG

TPHD

GIÁO VIÊN

300000

9

MAI NGỌC HUYỀN

TPHD

 

50000

10

PHẠM THU HẰNG

TPHD

 

50000

11

HOÀNG THỊ HUÊ

TPHD

 

50000

12

NGUYỄN THỊ HẠNH

TPHD

 

50000

13

NGUYỄN THỊ HẠNH

TPHD

 

50000

14

VŨ THỊ ĐIỀM

TPHD

 

50000

15

MAI THỊ NGỌC

TPHD

 

50000

16

PHẠM MAI LONG

TPHD

SINH VIÊN

50000

17

PHẠM HƯƠNG GIANG

TPHD

HỌC SINH

50000

18

C THẢO

TPHD

 

50000

 

EM LY

TPHD

NV NAM VIỆT

50000

 

NGUYỄN TUẤN HIỆP

TP CHÍ LINH

NV NAM VIỆT

50000

 

CÔ MINH

 

 

20000

 

CONG TY NAM VIẸT

 

 

4013000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

FanPage
Tanosnano Thai doc cafe Canxi com